Mô tả
ĐÀM ĐẠO VỚI PHẬT ĐÀ
“Phật,
Người thấu hiểu,
Thấu hiểu chân lý;
Thấu hiểu thế giới tâm linh;
Thấu hiểu ý nghĩa sự sống;
Thấu hiểu người hài hòa với tự nhiên”.
“Đàm đạo với Phật Đà” là cuộc đối thoại giữa Lý Giác Minh và Lâm Thấm. Quan điểm: “xem chuyện xưa sẽ biết chuyện nay, muốn nắm được chân lý, hẳn phải xem lại chuyện cũ” là một trong những quan điểm nổi bật của buổi đàm đạo với Phật Đà. Đặc biệt, đứng trước sự phát triển của xã hội ngày nay, sự hấp thụ của văn hóa ngoại lai và kết hợp với văn hóa truyền thống là quan điểm đáng được quan tâm trong buổi đàm đạo với Phật Đà.
Khi đọc “Đàm đạo với Phật Đà”, ta nhận thấy được một luồng tư tưởng thực tiễn và về sinh – tử đã được đốc kết thành những triết lí lâu đời: Con người, trời, đất, có sinh tất có tử. Làm gì có ai bất biến trường tồn. Ta từng nói ân ái là vô thường, lúc hợp lúc li, thân ngắn ngủi thì mệnh cũng chẳng lâu dài.
“Qua những thể nghiệm thực tiễn trong cuộc sống, ta cảm nhận được sinh mệnh trên thế gian này vốn có năng lực thấu hết tỏ hết. Chỉ vì từ lúc sinh ra luôn bị mê hoặc trong khó khăn, lại sẵn tính cố chấp, nên đã bỏ mất nguồn trí huệ lớn lao của chính mình. Cứ nghĩ lại, ta thấy có lúc mình cũng bị ràng buộc bởi những lập luận nêu trên. Chúng sinh có nhiều thiên kiến, lại tối tăm, nếu đem Phật pháp cao siêu mà phổ biến ra thì phải chăng đó là việc làm vô bổ. Ta do dự, không muốn làm gì cả”.
Tóm tắt:
Sách Đàm đạo với Phật Đà do CÔNG TY CỔ PHẦN SBOOKS xuất bản và phát hành, sách được thể hiện dưới hình thức một cuộc đàm đạo với nhà tư tưởng, văn hóa Phật Đà, qua đó khám phá kho báu văn hóa Phật; phân tích tình hình phát triển nền văn hóa thế giới và vị trí của Phật học trong văn hóa truyền thống Trung Quốc.
ĐÀM ĐẠO VỚI KHỔNG TỬ
“Đàm đạo với Khổng Tử” gồm những câu chuyện đối đáp giữa tác giả Hồ Văn Phi và Khổng Tử xoay quanh các tư tưởng, triết lí của ông được người đời ngưỡng mộ.
Ông được biết đến là người đầu tiên khai sáng Nho giáo, là một giảng sư, triết gia lỗi lạc của văn hóa phương Đông. Cốt lõi của học thuyết Khổng Tử là những nguyên tắc đạo đức, đó là: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, “Đạo Trung Dung” và các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc… Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo”.
“Đàm Đạo với Khổng Tử” không chỉ là những câu chuyện đối đáp thông thường về nhân tình thế thái, mà nó còn chứa đựng cả một phạm trù văn hóa truyền thống, giúp chúng ta hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển Nho giáo, hiểu hơn về giáo dục truyền thống của tự nhiên – xã hội – nhân sinh. Như một dòng suối của những triết lí sống mãi với thời gian – là cảm nhận của bất cứ ai khi từng đọc cuốn sách này.
Tóm tắt:
Khổng Tử được suy tôn là nhà sáng lập Nho giáo – thường được người Trung Quốc thời đó tin theo như một tôn giáo – đồng thời Khổng Tử cũng được thế giới ngày nay biết đến như một giảng sư và triết gia lỗi lạc của văn hóa phương Đông.Trải qua nhiều thế kỉ, bối cảnh kinh tế – chính trị – xã hội thế giới đã có nhiều thay đổi nhưng những triết lí của Khổng Tử lúc sinh thời vẫn khiến nhiều thế hệ độc giả yêu thích và muốn tìm hiểu.
Lần xuất bản này, CÔNG TY CỔ PHẦN SBOOKS xin gửi tới quý độc giả cuốn sách như một nguồn tư liệu tham khảo dành tặng những người yêu thích tìm hiểu về Minh Triết Phương Đông!
ĐÀM ĐẠO VỚI LÃO TỬ
“Đàm đạo với Lão Tử” tập hợp những câu đối đáp giữa học giả Lưu Ngôn và Lão Tử xung quanh các tư tưởng, triết lí của ông được người đời quan tâm.
“Lão Tử được hậu thế suy tôn là người sáng lập Đạo giáo đồng thời là tác giả cuốn sách “Đạo đức kinh” – một cuốn sách triết học kinh điển có ảnh hưởng lớn tới triết học phương Đông thời bấy giờ”.
Thông qua những câu chuyện đối đáp giữa Lão Tử và Lưu Ngôn, thấy được rõ quan điểm về Đạo của Lão Tử, ông đưa ra vấn đề về lối sống của con người, từ cách đối nhân xử thế của người quân tử đến cách tự rèn giũa bản thân. Dẫu tất cả xuất phát từ việc hoà đồng với Đạo – một bản thể siêu nhiệm thì những bài học nhân sinh mà Lão Tử đề cập đến vẫn rất gần gũi và hữu ích cho mỗi cá nhân trong công cuộc hoàn thiện bản thân.
“Lúc trước ta luôn nghĩ tới một việc: vạn vật trong vũ trụ từ có, không cùng sinh, từ chính phản cùng tựa, luôn luôn có hai mặt, chúng luôn chuyển đổi, biến hóa thì con người làm sao nắm vững được chúng? Nhận thức được điểm này lại lược bỏ mất điểm khác; nắm được hiện tại thì bỏ mất quá khứ và tương lai. Nhận thức của con người cứ luẩn quẩn, không hiểu được đạo lớn; dù có nói nhiều đến chân lý thì cũng chỉ là những hiểu biết về một điểm nào đó mà thôi, phải chăng đó chính là cái khó hiểu của đạo tâm? Bây giờ thì đã có cách, tức là phải nắm được điểm giữa, điểm chính. Nắm được điểm chính của đạo mới tránh được phiến diện, lệch lạc, mới có thể thấu hiểu được vũ trụ bao la, huyền diệu”.
Tóm tắt
Lão Tử được hậu thế suy tôn là người sáng lập Đạo giáo đồng thời là tác giả cuốn sách “Đạo đức kinh” – một cuốn sách triết học kinh điển có ảnh hưởng lớn tới triết học phương Đông thời bấy giờ.
Tương tự như nhiều nhà tư tưởng cùng thời khác trên thế giới, cách giải thích tư tưởng của ông luôn sử dụng sự nghịch biện, loại suy, sử dụng các câu nói từ trước, lặp lại, đối xứng, vần và chuỗi sự kiện lặp lại. Những đoạn văn được cho là của ông rất giống thơ và khó hiểu. Chúng được coi là những điểm khởi đầu cho sự suy xét về vũ trụ học hay quan sát nội tâm. Và chính nó tạo ra sức hút khiến nhiều độc giả muốn tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Lão Tử.
“Đàm đạo với Lão Tử” tập hợp những câu đối đáp giữa học giả Lưu Ngôn và Lão Tử xung quanh các tư tưởng, triết lí của ông được người đời quan tâm. Lần xuất bản này, CÔNG TY CỔ PHẦN SBOOKS xin gửi tới quý độc giả cuốn sách như một nguồn tư liệu tham khảo dành tặng những người yêu thích tìm hiểu về Minh Triết Phương Đông!
CỔ HỌC TINH HOA
Bàn về Cổ học tinh hoa của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân, tiến sĩ Mai Quốc Liên đã nói: “từ trong cái biển bao la của bách gia chư tử Trung Hoa xưa, hai cụ đã tìm lấy những hạt ngọc của văn chương, triết học và xâu thành một chuỗi ngọc đem hiến cho đời”.
Với 250 mẩu chuyện ngắn gọn súc tích cuốn sách đã mang “túi khôn” của người xưa để hậu thế cùng chiêm nghiệm. Cuốn Cổ học tinh hoa đã đem đến cho người đọc cách nhìn nhận cuộc sông, con người, cách xử sự sao cho phù hợp với từng nơi từng lúc. Có thể nói đó là cuốn sách “dạy làm người”, là cái “túi khôn” rất cần thiết không chỉ cho xã hội lúc bây giờ mà cho cả hôm nay và mãi về sau.
Những bài ấy tuy là truyện từ đời xưa bên Tàu, nhưng ứng dụng vào đời nào và ở đâu cũng được. Vì truyện tuy cổ, nhưng cái chân lí thì bao giờ cũng là một, mà bao giờ cũng như mới. Nào hiếu đễ, nào trung tín, nào lễ nghĩa, nào liêm sỉ, đến cả những việc kì quái, sinh tử… (Tiểu tự, Cổ học tinh hoa).
Ôn cố tri tân. Đọc cũ biết mới. Cuốn sách là những đúc kết trí tuệ vượt thời gian, đầy tính thực tiễn trong xã hội hiện đại.
TRÍ TUỆ của NGƯỜI XƯA
Trí tuệ và mưu kế của người xưa về chính trị, quân sự cũng như xử thế, được ghi chép lại thành các điển tích nổi tiếng. Cuốn sách Trí tuệ của người xưa biên soạn lại những điển tích nổi bật nhất theo các thời kỳ, nội dung của cuốn sách có thể xem là tinh hoa phản ánh tư duy, học thức và ứng biến của người xưa, làm bài học đáng ngẫm cho hậu thế.
Cuốn sách mở ra cho bạn thấy những tấm lương về năng lực phán đoán, phân tích và năng lực phát minh sáng tạo phi phàm của các nhân vật thông minh giàu trí tuệ. Và bạn sẽ thấy “một cung điện tri thức huy hoàng tráng lệ, xây bằng những viên đá kim cương đầy ắp ánh hào quang, lỗng lẫy muôn màu. Tuy bạn nhìn thấy cánh cửa của cung điện ấy đang khóa chặt im ỉm, thế nhưng, bạn có thể cảm nhận được, trong tay bạn đã xuất hiện một chiếc chìa khóa vàng, óng ánh rực rỡ, bạn có thể bước vào trong đó được – nếu như bạn có thể lĩnh hội được phương pháp và kỹ xảo tư duy của các nhân vật thông minh, giàu trí tuệ đó”.
Cuốn sách TRÍ TUỆ của NGƯỜI XƯA – dẫn lối vào thế giới trí tuệ của người xưa với những mưu lược đầy sắc sảo của những người được coi là đỉnh cao trí tuệ của thời bấy giờ.