Liễu Phàm Tứ Huấn

Liễu Phàm Tứ Huấn – Top 1 Xây Dựng Đạo Làm Người

1. Tác giả Viên Liễu Phàm 

Liễu Phàm Tứ Huấn là một tác phẩm được viết bởi Viên Liễu Phàm, sống trong thời nhà Minh, quê ở Gia Thiện, thuộc Chiết Giang, Trung Quốc vào khoảng năm 1550. Ông viết tác phẩm này nhằm giáo dục người con trai, Viên Thiên Khải.

Nội dung chính là khẳng định con người chưa đạt đến mức vô niệm, bị âm dương khí số trói buộc, do đó phụ thuộc theo số mệnh, nhưng số mệnh hoàn toàn có thể thay đổi được dựa vào hành vi của con người. Người làm nhiều điều thiện thì số mệnh sẽ đổi tốt lên, ngược lại nếu làm điều gian ác thì số mệnh sẽ đi xuống.

Ban đầu, Viên Liễu Phàm được một tiên sinh họ Khổng đoán số mệnh, nói rằng ông chỉ sống đến năm 53 tuổi, sẽ không có con trai và cả những việc khác nữa. Dần dần, ông thấy các sự việc xảy ra hoàn toàn ứng nghiệm và chính xác tuyệt đối. Sau khi gặp thiền sư Vân Cốc, ông được nghe giảng giải về các cách thay đổi số phận như tích đức, làm thiện và sửa đổi các lỗi lầm.

 

Sách Liễu Phàm Tứ Huấn
Sách Liễu Phàm Tứ Huấn

Từ đó, dần dần vận số của ông trở nên tốt hơn, bắt đầu sai khác với các lời tiên đoán trước kia. Khi ông 69 tuổi, ông đã viết tác phẩm này kể lại toàn bộ những điều đó, trong đó có 4 điều khuyên dạy mà ông để lại cho con trai. Bốn điều đó là:

– Tự lập số mệnh – Phương pháp lập mệnh, con người có thể tự quyết định được số mệnh của mình.

Tu sửa lỗi lầm – Các phương pháp sửa sai.

Tích chứa điều lành – Các phương pháp tích thiện, vun đắp công đức. 

Giữ đức khiêm hạ – Hiệu quả của đức tính khiêm tốn.

Tác phẩm Liễu Phàm Tứ Huấn vẫn còn được lưu truyền sau hơn 400 năm, và được coi là một cuốn sách nền tảng khi bước vào con đường học tập, nghiên cứu, tu hành Nho giáo và Phật giáo.

2. Review sách Liễu Phàm Tứ Huấn

Tiên sinh Liễu Phàm là một trong những nhân vật quan trọng trong hệ thống giáo dục bản thức con người. Vị tiên sinh này không nói những triết lý như của Lão Khổng, Lão Mặc,… nhưng câu từ của ông vô cùng sâu sắc, tập trung vào thái độ, hành vi xử thế của con người trong thế đạo.

Cuốn sách Liễu Phàm Tứ Huấn là một trong những cuốn giúp xây dựng lại và củng cố nền tảng căn bản về đạo làm người (nhân – lễ – trí – tín). Theo triết lý của Khổng giáo hướng đến xây dựng con người quân tử lương thiện, xã hội đạ đồng, mọi người giúp đỡ lẫn nhau không vị kỷ. Sau khi trải nghiệm qua cuốn sách Liễu Phàm Tứ Huấn người đọc sẽ nhận thấy được một chân lý rằng con người không bị trói buộc bởi vận mệnh, và có thể sửa đổi vận mệnh đó trở nên tốt đẹp hơn bằng cách làm thiện, tu đức, khiêm nhường, sống một lòng từ bi…

Thông qua cuốn sách Liễu Phàm Tứ Huấn sẽ giúp cho người đọc có thể dùng tinh thần giải thoát vô ngã của Phật giáo để hành thiện, giúp mình và người cùng tu phước, vượt qua vận mạng, giải thoát những cay đắng nghiệt ngã.

Liễu Phàm Tứ Huấn
Liễu Phàm Tứ Huấn


3. Tóm tắt nội dung sách Liễu Phàm Tứ Huấn 

Sách Liễu Phàm Tứ Huấn gồm 4 chương:

  • Chương một: Thay Đổi Số Mạng (Liễu Phàm Tứ Huấn)

Khổng tiên sinh bói số mạng

Thuyết đổi mạng của thiền sư Vân-Cốc 

Phàm phu động niệm theo nghiệp không hay, thánh nhân vô tâm nghiệp lôi liền biết

Phải tìm cầu mọi việc trong tâm không gì mà không được 

Sâu tìm nguyên nhân vô phước 

Phước ai nấy hưởng 

Định mạng do trời, sửa mạng do ta 

Quyết tâm sửa đổi Trì chú vô niệm 

Vô niệm nhìn không hai 

Tu thân là cảnh giác niệm trong lòng 

Phương pháp trì chú 

Tu hành suốt ngày đề cao cảnh giác 

Số mạng bắt đầu đổi 

Tự kiểm ưu khuyết điểm 

Nghiêm chỉnh thi hành sổ thiện ác 

Lời dạy con 

Đo lường tiến bộ

  • Chương hai: Phương pháp sửa đổi (Liễu Phàm Tứ Huấn)
    Cử chỉ lời nói, trưng bày thành bại

Yếu tố sửa đổi
+ Biết xấu hổ
+
Biết lo sợ
+
Có cương quyết 

Hình thức sửa đổi
+ Sửa theo viêc; ngăn chặn tạo lỗi lầm
+ Sửa trên lý; thấy lý nhờ bình tĩnh
+ Sửa trong tâm; cảnh giác niệm trong lòng Kết quả sửa đổi

  • Chương ba: Phương pháp làm thiện (Liễu Phàm Tứ Huấn)

+ Những câu chuyện làm thiện dư phước cho con cháu

+ Cứu người chết đuối Xin toà bớt nóng 

+ Nhịn ăn cứu tù 

+ Tránh giết dân lành 

+ Bố thí chân thành

+ Cứu người rét cứng 

+ Giúp đỡ ngấm ngầm 

+ Giúp nghèo xây công 

+ Làm thiện sau lưng không ai biết 

+ Chân thành cúng dường xây mái chùa

+ Giúp tù không cần đền đáp 

+ Tiêu chuẩn làm thiện

+ Lợi người, dù chửi đánh đều là thiện. Lợi mình, dù kính chìu vẫn là ác 

+ Giúp, thương, tôn kính đời là thiện. Nịnh, ghét, bỡn cợt đời là ác

+ Dương thiện hưởng tiếng, âm đức hưởng phước 

+ Việc thiện phải nghĩ đến hậu quả lâu dài 

+ Gặp ác không can thiệp là làm ác 

+ Làm ác với động cơ thiện là làm thiện 

+ Thiện ác tích trữ như đồ vật, nhanh chậm nhiều ít tùy theo mình 

+ Chân thành cúng dường hai xu hơn công đức ngàn lượng vàng 

+ Làm thiện vì mình, công đức chỉ phân nửa. Không vì mình, được trọn vẹn 

+ Lòng khởi động niệm, dù thân chưa làm, thiện ác đã tạo 

+ Khó nhưng làm được mới là quý Mười điều làm thiện

(1) Khiến người làm thiện không cần lời
(2) Thánh phàm khác chỗ lòng kính yêu
(3) Nâng đỡ người thiện đến nơi chốn
(4) Khuyên người mê lầm phải khéo léo
(5) Giúp đỡ nhiều ít không cần biết, ra tay giúp ngay mới là quý
(6) Xây dựng lợi chung, kêu gọi góp sức
(7) Tập làm thiện, trước tiên tập bố thí
(8) Hộ trì chánh pháp
(9) Tôn kính trưởng lão như tôn kính trời
(10) Yêu quý mạng sống, nhớ ơn cơm áo

  • Chương bốn: Đức hạnh khiêm tốn (Liễu Phàm Tứ Huấn)

Thật thà chất phát, cung kính vâng chìu, thận trọng dè dặt, bị nhục không cãi

Khiêm hạ nghiêm nghị, thản nhiên nhận lỗi 

Phước sắp đến, trí tuệ mở : lông bông sẽ chững chạc, láo xược sẽ nghiêm nghị 

Tạo công đức không cần tốn tiền, giữ niệm thiện trong lòng là đủ 

Khiêm tốn đi đến đâu đều được hoan hỷ chỉ dạy, ích lợi vô cùng 3 

Chí nguyện như gốc rễ, có rễ mới có trái

Sách Liễu Phàm Tứ Huấn
Sách Liễu Phàm Tứ Huấn

 

NGƯỜI SỐNG TRÊN ĐỜI, NHƯ THẾ NÀO LÀ THIỆN, LẠI NHƯ THẾ NÀO LÀ ÁC? THẾ NÀO LÀ SỰ THIÊN LỆCH, MÀ THẾ NÀO MỚI LÀ CHÍNH ĐÍNH?

Có người khởi tâm ác mà thực ra lại là làm việc thiện. Nhưng nhà kia giàu có lắm, gặp năm mất mùa, dân cùng cực phải cướp thóc lúa ở chợ ngay giữa ban ngày. Người kia báo với tri huyện, nhưng tri huyện không xử lý việc ấy.

Những người dân nghèo thấy thế càng phóng túng bừa bãi, nên nhà ấy tự ý bắt giam những người cướp bóc, làm cho chúng phải hổ thẹn, dân chúng vì thế mới được yên ổn. Nếu nhà kia không làm như vậy thì ắt nơi ấy sẽ loạn cả.

Sách Liễu Phàm Tứ Huấn sẽ giúp cho người đọc nhìn nhận được người làm việc thiện là chính đính, người làm việc ác thì là thiên lệch, điều ấy người ta đều biết. Nhưng khởi phát tâm làm việc thiện mà làm việc ác, ấy là trong chính đính lại có thiên lệch vậy. Khởi tâm làm việc ác mà lại thành ra làm việc thiện, ấy là trong thiên lệch có chính đính. Điều ấy ta chẳng thể không biết vậy.

Để đọc được chi tiết sản phẩm Liễu Phàm Tứ Huấn bạn có thể lựa chọn mua sách tại đây để ủng hộ tác giả người đã tạo nên một cuốn sách hay và nhân văn cho đời.

Đồng thời để theo dõi những bài viết hay và mới nhất từ chúng mình thì vào Fanpage nhấn theo dõi nhé!

Chúc bạn có những trải nghiệm và những bài học quý giá từ cuốn sách Liễu Phàm Tứ Huấn.

Trả lời