Nguyễn Anh Dũng, sáng lập Sbooks, ngày Doanh nhân Việt Nam, khởi nghiệp

Kỷ niệm ngày doanh nhân Việt Nam 13/10 – Nguyễn Anh Dũng Người Sáng Lập Sbooks: “Sách bảo vệ vùng tịnh thổ trong tâm”

Bắt đầu khởi nghiệp bằng một công ty thuộc ngành sách với rất nhiều khó khăn, vất vả nhưng doanh nhân Nguyễn Anh Dũng đã nhanh chóng khẳng định được giá trị của chính mình và doanh nghiệp. Anh là người sáng lập – điều hành Công ty cổ phần Sbooks và được mọi người biết đến với cái tên gọi vui “ông bầu sách”. Chỉ trong 3 năm Sbooks đã phát hành hàng trăm đầu sách và có chỗ đứng nhất định trong ngành sách Việt Nam.

“Đừng thể hiện bạn qua sự giàu có về tài sản, hãy thể hiện bạn qua sự giàu có về văn hóa” là câu nói Nguyễn Anh Dũng – founder công ty phát hành sách Sbooks từng phát biểu trong một buổi tọa đàm về văn hóa đọc. Câu nói trên là nguyên nhân khiến doanh nhân sinh năm 1988 bắt đầu một công ty thuộc ngành sách đồng thời cũng là động lực để anh và doanh nghiệp gồng mình qua những tháng ngày khó khăn nhất.

Nguyễn Anh Dũng, sáng lập Sbooks, ngày Doanh nhân Việt Nam, khởi nghiệpDoanh nhân Nguyễn Anh Dũng – Người sáng lập Sbooks

Làm sách vì bảo vệ và mở rộng vùng tịnh thổ trong tâm

Nguyễn Anh Dũng sinh ra tại một vùng quê nghèo ở dải đất miền Trung nắng cháy. Suốt những năm tháng tuổi thơ của anh sách được xem là xa xỉ phẩm. Tình yêu và đam mê với sách của chàng trai quê Thanh Hóa chính thức được anh phát hiện trong những ngày đầu khi mới đặt chân lên đất Sài Gòn hoa lệ.

Thời điểm mới vào sài Gòn anh còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Lúc ấy Dũng ở một khu nhà nhỏ và khá hạn chế về mặt thời gian. Anh không như những bạn bè cùng trang lứa khác đi chơi hay cà phê mỗi tối. Niềm vui thú duy nhất của chàng trai trẻ là ghé vào nhà sách đọc ké sau khi hết một ngày làm việc mệt mỏi. Bộ sách đầu tiên Dũng tiếp cận thời ấy là “Dạy con làm giàu”, để đọc hết bộ sách Dũng đã ra nhà sách gần nhà suốt ba tháng liên tục. Lúc ấy người có điều kiện mua sách chưa nhiều, nhân viên nhà sách cũng khá thoải mái trong việc cho xem sách ngay trong nhà sách.

Bộ sách ấy đã nuôi cho Dũng suy nghĩ trở thành doanh nhân, và cũng nuôi trong lòng anh mong ước xuất bản sách. Chàng trai 20 tuổi đứng giữa kệ sách bao la và nghĩ về một ngày tuyệt vời khi những cuốn sách đứng tên mình nằm trên kệ cùng với những tác giả lớn trong ngoài nước.

Suốt nhiều năm sau đó Dũng đã bươn chải đủ ngành nghề khác nhau. Những công việc ấy đều đem lại kết quả khá tốt nhưng tự anh biết chúng luôn thiếu một thứ gì đó. Khi vô tình bắt gặp câu nói “Bạn làm gì không quan trọng, quan trọng là bạn làm với tâm thế nào?”. Dũng nhận ra điều mình cảm thấy thiếu là gì, và anh nhận thấy làm những thứ không khiến mình vui sướng là đang lãng phí thời gian sống.

Chọn ngành sách để khởi nghiệp không phải một lựa chọn hời hợt. Đó là con đường anh mong muốn đi sau khi thử rất nhiều con đường khác nhau. Chọn ngành sách là Nguyễn Anh Dũng đang chọn làm điều mình hứng thú từ đó tạo ra kết quả khiến mình say mê. Những ngành nghề khác có thể đem lại cho anh rất nhiều tiền bạc, nhưng chỉ có sách mới làm anh cảm nhận được niềm hạnh phúc khi làm việc. Nguyễn Anh Dũng rất tâm đắc với câu: “Đừng để bản thân đến cuối cùng không có gì ngoài tiền”. Và đó là lý do anh chọn sách để bắt đầu.

Nguyễn Anh Dũng, sáng lập Sbooks, ngày Doanh nhân Việt Nam, khởi nghiệpDoanh nhân Nguyễn Anh Dũng – Người sáng lập Sbooks

Sách đối với Nguyễn Anh Dũng là phương tiện và chất xúc tác để giúp con người hướng tới sự tốt đẹp. Trong những tháng ngày khó khăn nhất của đời mình sách đã dẫn lối cho anh, giúp anh khai phá khả năng của mình. Xây dựng Sbooks xuất phát từ việc Dũng luôn có một vùng tịnh thổ trong tâm hồn dành riêng cho sách.

Sbooks và những điều chưa kể về chữ S thương hiệu

Ngoài lý do cá nhân còn một lý do lớn khác khiến Dũng quyết định chọn sách làm ngành mình sẽ làm khi khởi nghiệp. Anh nhìn thấy nhiều người đang từ bỏ sách và sa vào những thứ giải trí vô bổ khác. Rất nhiều người trẻ sẵn sàng chi 100.000 để mua một ly trà sữa và ngồi xem điện thoại cả ngày nhưng lại không chi nổi 100.000 để mua sách. Xã hội phát triển, smartphone lên ngôi khiến nhiều người trẻ dần đánh mất lý tưởng và trở nên mơ hồ với cuộc đời.

Nói về Sbooks, Nguyễn Anh Dũng cho biết chữ S thương hiệu đại diện cho Sould – Spirit – Style. Sách là thức ăn tuyệt vời nhất cho tâm hồn, là điểm neo tinh thần và cũng chính sách tạo nên phong cách sống cho những người đọc sách. Con người ta trở thành người thế nào là do họ đã tiếp nhận những kiến thức gì. Đọc sách là quá trình tự học tuyệt vời nhất của mỗi người, bởi thế sách sẽ khiến mỗi người trở nên tốt đẹp hơn, thấy rõ những điều mình muốn và ngày càng hữu ích với cuộc đời. Khi thành lập doanh nghiệp, Dũng mang theo khát vọng phát triển văn hóa đọc, nâng cao văn hiến lâu đời của dân tộc nên chữ S còn là biểu tượng của đất nước.

Con đường khởi nghiệp đầy đá nhọn

Nguyễn Anh Dũng gọi quá trình xây dựng Sbooks của anh là “dùng chân trần đi trên đá nhọn”. Chỉ một cụm từ đã khái quát toàn bộ khó khăn của doanh nghiệp trong những ngày đầu. Khó khăn Sbooks vấp phải trong suốt thời gian bắt đầu có thể kể thành hai vấn đề lớn là khó khăn khởi nghiệp và khó khăn của ngành.

Nguyễn Anh Dũng, sáng lập Sbooks, ngày Doanh nhân Việt Nam, khởi nghiệpDoanh nhân Nguyễn Anh Dũng – Người sáng lập Sbooks

Mọi startup đều gặp những khó khăn trong thời gian đầu. Nhưng Sbooks đặc biệt khó khăn khi người sáng lập doanh nghiệp chưa có một ngày làm việc nào trong ngành sách. Thời gian mới bắt đầu Dũng gặp vô số áp lực và cả những lời đàm tiếu “không hiểu gì về sách mà đòi làm trong ngành sách”.

Dũng từ một nhà tư vấn doanh nghiệp và cố vấn phát triển bản thân chuyển hướng sang khởi nghiệp công ty thuộc ngành sách. Thời điểm ấy anh không có nền tảng về khai thác bản thảo, không có nền tảng về phát hành và cũng không có liên kết với truyền thông. Ba khâu cơ bản nhất trong ngành sách là: tổ chức bản thảo – phát hành – truyền thông đều trở thành vấn đề lớn của Sbooks.

Mới vào ngành, việc tìm kiếm tác quyền gần như đánh gục Sbooks. Rất hiếm tác giả tin tưởng để trao đứa con của mình cho một công ty phát hành non trẻ. Việc tiếp cận với bản thảo mới đã khó, việc trao đổi để tái bản những tác quyền tên tuổi lại càng khó hơn. Giai đoạn đầu chưa nắm vững quy trình phát hành cũng khiến Sbooks mất rất nhiều thời gian và công sức. Có những thời điểm Dũng và cộng sự phải làm việc ngày 16 giờ trong suốt hai tháng liền chỉ để in được một cuốn sách. Sau khi in sách việc ra mắt cũng trở thành vấn đề lớn, nên tổ chức ra mắt thế nào, liên hệ tòa soạn để thông tin về sách ra sao, nên áp dụng những phương thức truyền thông gì? Tất cả đều cần lần từng bước sờ từng bước.

Khó khăn là vậy nhưng tất cả không ngăn được mong muốn phát triển một công ty văn hóa của Dũng và toàn bộ đội ngũ Sbooks. Để giải quyết những khó khăn lớn trong giai đoạn bắt đầu, doanh nhân trẻ đã áp dụng “phương án lạ” nhằm giữ cho Sbooks sống sót.

Tận dụng lợi thế của nhà tư vấn doanh nghiệp và cố vấn phát triển bản thân Dũng đã khai phá thị trường ngách của ngành sách là tư vấn phát hành. Thời gian cố vấn phát triển bản thân lâu dài giúp Dũng nhận ra nhu cầu xuất bản sách của rất nhiều người. Phần lớn khách hàng cũ của Dũng là những chuyên gia đầu ngành, họ có kiến thức, có kinh nghiệm nhưng rất ít người có thể đóng gói kiến thức của mình thành sách. Nhà sáng lập Sbooks đã tư vấn phát triển bản thảo cho những chuyên gia ấy giúp họ hoàn thiện bản thảo và phát hành những cuốn sách chất lượng. Về phần mình, Sbooks thu được khối lượng bản thảo khổng lồ nhờ hoạt động cố vấn phát triển bản thảo và tư vấn xuất bản. Trong 3 năm hoạt động Sbooks đã cố vấn cho vài chục chuyên gia và phát hành hàng trăm đầu sách hay. Khai phá thị trường bằng cách mới giúp kiến tạo con đường và tạo nền tảng vững vàng cho Sbooks cất cánh. 

Về mặt phát hành, Nguyễn Anh Dũng cũng tìm ra cách vượt lên khó khăn cực thông minh. Thay vì đổ rất nhiều tiền của nhằm xây dựng kênh phát hành riêng thì Sbooks sử dụng nguồn lực có sẵn. Kết nối với các đơn vị phát hành mạnh trên thị trường, tận dụng kênh phát hành sẵn có, đưa sách của mình vào các nhà sách lớn và phát triển gian hàng thương mại điện tử là cách Sbooks dùng để tháo gỡ khó khăn cho phát triển kinh doanh. Lợi nhuận thu được từ phát hành sẽ giảm đáng kể nhưng kết quả mở rộng thương hiệu lại thực sự tuyệt vời.

Nguyễn Anh Dũng, sáng lập Sbooks, ngày Doanh nhân Việt Nam, khởi nghiệpDoanh nhân Nguyễn Anh Dũng – Người sáng lập Sbooks

Thêm vào đó, Dũng với vai trò là người đầu tàu của Sbooks còn tích cực tham gia vào các hội nhóm phát hành và xuất bản sách. Tận dụng nguồn lực mở giúp công ty giải quyết khó khăn trong những ngày tháng sơ khai. Đến thời điểm hiện tại Sbooks đã là đơn vị được nhiều người biết đến trong ngành sách. Và đặc biệt quen thuộc đối với thế hệ trẻ yêu thích dòng sách phát triển bản thân.

Không sợ cạnh tranh

“Tôi không sợ cạnh tranh trong ngành sách” là điều Nguyễn Anh Dũng xác định rõ ràng ngay khi mới bước chân vào ngành sách. Sự khẳng định ấy đến từ chỗ mục đích của doanh nhân trẻ khác biệt so với các công ty cùng ngành khác. Hầu hết các công ty sách tại Việt Nam thường đặt mục tiêu là mở rộng thị trường sách, riêng Nguyễn Anh Dũng đặt mục tiêu đại chúng hóa Sbooks ngay từ ban đầu.

Doanh nhân sáng lập Sbooks cho rằng mục tiêu của mình và các đơn vị cùng ngành khác không đối lập nên tính cạnh tranh tồn tại rất thấp. Thậm chí họ còn có thể bổ trợ cho nhau để hoàn thành mục tiêu mà anh tâm niệm.

Hai mục đích lớn của Dũng là đại chúng hóa Sbooks để nhiều người có thể sở hữu một doanh nghiệp về sách và phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam. Đây không phải là điều anh có thể làm một mình mà cần sự tương hỗ từ nhiều người, nhiều đơn vị khác nhau. Từ việc sử dụng nguồn lực mở để giải quyết khó khăn kinh doanh. Đến việc bắt tay làm các dự án xã hội trước khi tính đến việc mang lại lợi nhuận cho công ty. Tất cả đều cho thấy Dũng sẵn sàng áp dụng những phương án “lạ” để phát triển và có thể nhanh chóng đưa Sbooks ra ngoài thi trường.

Nguyễn Anh Dũng quan điểm “Một xã hội thiếu văn minh là một xã hội thiếu người đọc sách”. Trong suốt quá trình hoạt động trong ngành sách anh luôn đặt mục tiêu nâng cao dân trí và xây dựng văn hóa đọc cho người Việt. Nghe thì có vẻ lạ lẫm khi mở công ty nhưng lại không đặt nặng mong muốn đạt lợi nhuận. Nhưng việc trao đi giá trị văn hóa chính xác là những gì Dũng và Sbooks làm trong suốt 3 năm qua.

 

Nguồn: Văn Hóa Doanh Nhân (12/10/2021)