Giới trẻ Việt Nam hiện nay hầu như không còn mặn mà đối với việc đọc sách. Đứng trước nguy cơ văn hóa đọc ngày càng bị mai một, Sbooks sẽ chung tay cùng cộng đồng, khôi phục lại văn hóa đọc cho thanh niên Việt Nam qua những cuốn sách đã, đang và sẽ phát hành.
Đã mấy lần rồi bạn cầm cuốn sách lên rồi lại đặt xuống để thay vào đó là tán gẫu với bạn bè qua chiếc smartphone? Hình ảnh cô học trò thích thú, khúc khích cười khi dán đôi mắt vào trang sách cứ mất dần theo thời gian. Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, những cuốn sách dần bị quên lãng. Đọc sách như thế nào để mang lại hiệu quả nhất, đọc sách gì mới bổ ích dường như không còn quan trọng đối với con người, cách riêng người Việt Nam. Sbooks ra đời với khát khao trả lại một văn hóa đọc đúng nghĩa với sứ mệnh: Nâng tầm tri thức Việt.
Trước khi có phương tiện nghe nhìn thì sách là cánh cửa đưa con người đến với kho tri thức khổng lồ của nhân loại. Giá trị của sách là vô giá và việc đọc sách hết sức quan trọng trong cuộc sống của mỗi người bởi sách là một người thầy trao cho chúng ta những kiến thức vô tận của thế giới, giúp ta tăng cường khả năng tư duy, hay đơn giản là giúp ta thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi… Thế nhưng con người ngày nay có vẻ như thờ ơ đối với sách, cách riêng là các bạn trẻ, trong đó có Việt Nam.
Theo quan sát và nhận định của anh Nguyễn Anh Dũng – Nhà sáng lập Sbooks thì: “Thị trường độc giả còn sơ khai vì Việt Nam chưa có văn hóa đọc cao như các quốc gia khác. Tỷ lệ người Việt đọc còn hạn chế”. Trưa, bước vào một quán cà phê bất kỳ, nhìn đâu đâu cũng thấy mỗi người một chiếc điện thoại, mỗi người một laptop và lướt web, chat, mà không hề thấy ai cầm trên tay một cuốn sách để đọc. Thực trạng này là một nguy cơ tiềm ẩn làm mai một thói quen đọc và dần dần đẩy giới trẻ Việt Nam đến chỗ thui chột kiến thức, tư duy không còn nhanh nhạy. Anh Dũng chia sẻ thêm: “Hiện ở châu Á, Nhật Bản là đất nước mà họ đọc nhiều. Ở Việt Nam thì người trẻ đọc có vẻ không nhiều, sự thật là có nhiều bạn trẻ có khi cả năm không đọc cuốn sách nào. Trong khi đó, có thể họ sẵn sàng bỏ vài trăm ngàn đi uống trà sữa, nhưng lại không bỏ vài trăm ngàn mua sách”. Thấy được thực trạng này, Sbooks chú trọng tới phát triển tính xã hội trong các đầu sách của mình với mong muốn phát triển văn hóa đọc Việt Nam lên cùng với thế giới, khôi phục lại văn hóa đọc cho giới trẻ Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Đọc như thế nào, đọc những loại sách gì cũng là một điều quan trọng, bởi đó là thái độ của con người đối với tri thức.Trong thời đại công nghệ số, thông tin bị nhiễu loạn, tìm một trang viết hay để tiếp thêm niềm tin cho bản thân thật sự khó khăn. Sbooks với những dòng sách cho doanh nhân và khởi nghiệp sẽ đem lại cho người đọc, cách riêng là các bạn trẻ đầy tự tin hơn trong hành động, đầy năng lượng và sự hào hứng để thúc đẩy quá trình xây dựng sự nghiệp của chính mình.
Ngoài ra Sbooks cũng hướng đến những dòng sách về kỹ năng sống, tâm lý giáo dục để thông qua đó tạo nên một cộng đồng tích cực với những con người cùng nhau xây dựng, đóng góp cho xã hội những điều tốt đẹp, người đối với người tốt lành hơn. Sbooks luôn cố gắng để những đầu sách của mình mang giá trị cao, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn chất lượng về nội dung trong từng cuốn sách, chỉnh chu trong từng con chữ, giá thành phải chăng mà độc giả có thể chấp nhận được.
Với sứ mệnh: Nâng tầm tri thức Việt cùng quyết tâm xây dựng Văn hóa Đọc cho 10 triệu thanh niên Việt Nam trong hiện tại và tương lai, những cuốn sách mà Sbooks đã và đang thực hiện sẽ truyền cảm hứng khởi nghiệp cho các bạn trẻ Việt Nam, để từ đó mang lai một tương lai thực sự tốt đẹp cho tất cả mọi người.
Tâm Ngọc